Việc sử dụng rau quả, thịt cá để trong tủ lạnh lâu ngày rất dễ gây lên tình trạng ngộ độc thực phẩm, gây hại tới các bộ phận nội tạng trên cơ thể.
Trữ thực phẩm đông lạnh ngày Tết: Tác hại khôn lường

Mỗi dịp Tết về, nhiều chị em nội trợ thường mua sắm các loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả dự trữ trong tủ lạnh. Bởi, đó là cách chủ động có thể lựa chọn được các loại thực phẩm có chất lượng tốt mà giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, việc dự trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh có những tác hại nào; làm sao để bảo quản thực phẩm tươi ngon mà không ảnh hưởng đến chất lượng; khi sử dụng thực phẩm cần lưu ý gì, thì rất ít chị em biết.

Tiến sĩ Lâm Văn Mân, trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ – Viện An toàn thực phẩm sẽ giúp chị em nội trợ giải đáp những câu hỏi liên quan tới việc dự trữ thực phẩm trong ngày Tết.

Tác hại khôn lường

Việc sử dụng thực phẩm để trong tủ lạnh lâu ngày rất dễ gây lên tình trạng ngộ độc. Tiến sĩ Lâm Văn Mân cho hay, dù ở trong môi trường nhiệt độ thấp, rất nhiều vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào đồ ăn. Khi chúng ta ăn, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể bằng đường ruột. Do vậy, có nhiều trường hợp ăn đồ để tủ lạnh lâu ngày sẽ bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy cấp,…

tru thuc pham dong lanh ngay tet: tac hai khon luong - 1

Tiến sĩ Lâm Văn Mân, trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ – Viện An toàn thực phẩm 

Tiến sĩ Lâm Văn Mân cho biết thêm, thực phẩm để trong tủ lạnh có khả năng mất chất dinh dưỡng. Thậm chí, khi chế biến đồ ăn sẽ giảm chất lượng, không còn giữ hương vị tươi ngon. Khi đưa các thực phẩm vào sử dụng, yếu tố gây hại sẽ làm suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể như dạ dày, đại tràng, gan, ruột,…

Cách bảo quản thực phẩm

Những ngày Tết, thông thường chị em nội trợ thường mua thịt cá, rau củ quả để dự trữ trong tủ lạnh. Nhưng, cách bảo quản chúng tại gia đình không phải điều giản đơn.

- Đối với rau củ quả

Một số loại rau quả sau khi mua nên cho ngay vào tủ lạnh để giữ độ tươi ngon, kéo dài thời gian sử dụng và giảm hư hỏng xuống mức thấp nhất. Các loại rau quả như táo, lê, cải bắp, cà rốt, súp lơ, măng tây,… nên bảo quản lạnh trong thời gian trên 1 tuần; Những loại quả chỉ được giữ và sử dụng trong vòng 1 tuần là nho, dâu tây, rau ăn lá, hành hoa, rau thơm, nấm,... Đặc biệt, một số quả như lê, đào,... nên để chín hẳn rồi cho vào tủ lạnh”, tiến sĩ Mân khuyến cáo.

Bên cạnh đó, có một số loại rau quả chỉ nên giữ ở nhiệt đồ thường, vì nếu giữ chúng trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị hư hỏng hoặc cản trở quá trình chín tiếp của quả như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, xoài, hành, tỏi, gừng, khoai lang, bí đỏ, cà chua... Ví dụ, nếu bảo quản khoai lang trong tủ lạnh chúng sẽ bị giảm hương vị và sượng; chuối tiêu sẽ xuất hiện các vết thâm trên vỏ quả và không tiếp tục chín,…

- Đối với cá thịt

Theo tiến sĩ Mân, thịt cá là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, việc bảo quản thịt, cá đúng cách rất quan trọng.

Các loại thịt nói chung, chỉ giữ được tối qua 3 ngày ở ngăn mát; cá tối đa 2 ngày phải sử dụng. Tuyệt đối, không nên giữ trong lạnh quá thời gian trên vì vi sinh vật phát triển gây hỏng thực phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc. Cụ thể:

- Thịt gia cầm như gà, ngan,… chỉ nên giữ ở ngăn lạnh từ 1-2 ngày;

- Thịt lợn, thịt bò giữ trong ngăn lạnh tối đa 2 ngày;

- Cá tươi đã mổ ruột và làm sạch có thể giữ ở ngăn lạnh được 1 ngày;

- Với các thịt đã nấu chín giữ trong ngăn lạnh tầm 4 ngày mà không làm giảm chất lượng thực phẩm”, tiến sĩ chỉ rõ.

tru thuc pham dong lanh ngay tet: tac hai khon luong - 2

Thịt, cá là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật (ảnh minh họa)

Nếu muỗn giữ thịt cá được lâu, phải giữ trong ngăn đá (nhiệt độ tốt nhất là âm 18 độ), thời gian giữ tối đa kéo dài đến 1 năm tùy vào thực phẩm:

- Với gia cầm như gà, ngan cắt miếng có thể bảo quản trong ngăm đá lên đến 9 tháng. Bảo quản nguyên con thì được 1 năm.

- Thịt bò, thịt lợn, cá chỉ nên giữ trong vòng 4-6 tháng;

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh

Để không làm giảm giá trị dinh dưỡng của rau quả, thịt cá khi được bảo quản trong tủ lạnh, chị em nội trợ cần Lưu ý tới việc lấy đủ lượng thực phẩm cần dùng ra khỏi tủ lạnh. Những thực phẩm đã lấy ra nếu không sử dụng hết thì cũng không nên đưa vào bảo quản tiếp.

Thực phẩm được bảo quản ở ngăn đá, cần phải rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất, chuyển thực phẩm từ ngăn đá sang ngăn mát trước khi sử dụng khoảng 12 tiếng hoặc dùng lo vi sóng có chức năng rã đông để rã đông thực phẩm trước khi dùng”, tiến sĩ Lâm Văn Mân đưa ra lời khuyên.

tru thuc pham dong lanh ngay tet: tac hai khon luong - 3

Những thực phẩm đã lấy ra nếu không sử dụng hết, không nên đưa vào bảo quản tiếp (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tiến sĩ còn chỉ ra những cách cụ thể trong việc sơ chế, sử dụng thực phẩm:

- Sử dụng rau quả an toàn:

- Trước khi đưa rau quả vào bảo quản, nên bỏ các phầm già, dập nát hay có dấu hiệu hư hỏng;

- Không giữ rau quả chung với thịt cá để tránh lây nhiễm chéo;

- Rau quả phải được đựng trong các túi PE, tốt nhất là các túi PE có đục lỗ;

- Không bảo quản chung rau và quả vì quả sản sinh ra nhiều ethylen là nguyên nhân làm rau bị vàng hoá và nhanh chóng bị hỏng;

- Chỉ nên rửa rau quả trước khi sử dụng hay chế biến;

- Khi rửa rau quả nên rửa dưới vòi nước chảy, ngâm rau quả trong nước làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

- Chế biến cá, thịt:

- Trước khi sơ chế phải rửa tay bằng xà phòng 2 đến 3 lần;

- Sử dụng dao thớt khô sạch;

- Không sử dụng chung dao thớt cho các loại thịt khác nhau, khi sơ chế xong một loại thịt phải rửa dao, thớt thật sạch để khô rồi mới dùng để sơ chế loại thịt khác;

- Cắt thịt, cá ra thành các miếng đủ dùng cho 1 lần;

- Sử dụng màng bọc plastic để bọc thịt riêng thành từng miếng. Sau đó mới cho vào túi nilon sạch rồi dùng tay ép không hết khí trong túi ra ngoài, buộc kín túi và cho vào ngăn đá.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cach du tru thuc pham dong lanh ngay tet tru thuc pham dong lanh qua lau bao quan thuc pham trong tu lanh

dau dua trà xanh khoai lang Cà kho Thứ tự vệ sinh đúng để bếp từ sáng che tran chau lau ca làm gà chiên nước mắm cánh gà nướng hấp xôi lam rau cau trai dua gỏi Bi dao cuon thit cach lam ca phao cai xanh trai sốt chua thực đơn món ngon dưa chua xào thịt mon ca ngon Cuon phong phu Bình Dân súp súp bông cải trắng lê salad chim ngoi gà sốt chua ngọt thạch đào Cách phối thực phẩm để đảm bảo dinh Eva Cải xoong thạch cafe món ăn kiểu Âu Sườn trừu nướng day nau ăn thức uống giảm cân tráng miệng banh marble cupcake canh riêu cá chép áp chảo mồng tơi Canh thịt nạc xay nấu rau banh kem khoai lang Gà luộc Năm giới cá ngừ Salad cá ngừ dễ làm dễ ăn thịt lợn chiên hành tây chiên giòn làm bánh macaron dứa dầm cach lam banh trang xoai rau câu xoi chien mang gio heo mẠt cà phở gà trộn tom xao hat dieu ngon mon nương bap cai omega 3 Nui Phạm Liên Giản dị canh rau cải đồng tự làm thiệp nổi bánh mè rán giòn Chè đậu xanh cá chim hấp trứng bách thảo với đậu hũ non bắp cải muối chua món chua Hằng MT trứng rán bò Mùa bắp nếp Thịt Dê thảo mộc cải thảo cuộn cá hồi giải nhiệt máy ảnh bánh mặn Nguồn công thức rau câu trái cam Châu banh my bacon Bột Châu âu mon cha ca thac lac chien com rang thit xong khoi gởi gà tuyet Chả ca ngô ngọt lòng non xào hành đầu món Việt Nam bánh khúc học nấu ăn trong 60 giây xoi boc bo vien riềng kho thịt ba chỉ cach nau cạnh hen bi do ngon mon mi quang 7 lỗi của các bà nội trợ trong lựa tự làm mì trứng che hat sen tra den ngon nuoc mia Nhớ cá trê đồng xoi ruoc suon nuong sot ca công thức vịt nấu tiêu Ta tà o ta cach lam canh chua ca loc cháo trứng nấu thịt bằm Món gỏi món mặn chống cảm cúm bánh Giáng sinh chà bông phi lê cá hồi canh thịt bò món canh Hằng MT mon khoai lang ham suon heo che xoi nuoc lam kem tra xanh cach lam banh quy hải sản sấy khô làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện cach lam ga xe tuoi mat ong bánh mì bơ trứng món ngon cach nau canh chua muc ngon thịt kho tàu